Thực phẩm lành mạnh giúp ngăn trào ngược axit

Các men tiêu hóa cần thiết cho quá trình tiêu hóa, tuy nhiên một vài trong số chúng có tính chất axit. Nguyên nhân của trào ngược axit gồm béo phì, mang thai, thiếu ngủ, thực phẩm giàu axit và ăn quá nhiều.

Trào ngược axit thường đi kèm với ợ nóng và ợ chua. Sô cô la, nước ngọt có ga, pho mai, thực phẩm khô, đồ uống carbonat, sữa, hoa quả họ cam quýt, caffein, cà chua là một số loại thực phẩm có thể gây trào ngược. Tuy nhiên, các triệu chứng trào ngược có thể khác nhau ở từng người. Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh giúp điều trị trào ngược một cách hiệu quả:

Gừng

Gừng là một trong những loại thực phẩm tốt nhất được sử dụng để phòng trào ngược axit. Nó có tính chống viêm và được sử dụng để điều trị nhiều rối loạn tiêu hóa khác nhau. Thêm gừng khi chế biến món ăn và làm sinh tố có thể làm giảm các rối loạn dạ dày và giảm trào ngược.

gung-la-thuc-pham-tot-ngan-ngua-trao-nguoc-axit

Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều magiê có khả năng giảm trào ngược axit một cách nhanh chóng.

Dứa

Dứa hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Các enzym của dứa có đặc tính chống viêm giúp giảm trào ngược. Có thể sử dụng dứa tươi hoặc nước ép dứa để đạt hiệu quả này.

Đu đủ

Các men papain trong đu đủ hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein. Có thể dùng đu đủ để làm gỏi hoặc làm sinh tố.

Mùi tây

Mùi tây là rau gia vị tốt cho dạ dày. Nó ngăn ngừa ợ chua, cải thiện quá trình tiêu hóa.

Sa lát rau tươi

Sa lát rau tươi giúp bạn nhanh no và chứa ít calo. Chúng rất tốt trong việc chống lại trào ngược axit. Vì vậy, hãy tăng cường ăn các loại sa lát có cà chua, ôliu, súp lơ xanh và hành để điều trị chứng trào ngược axit và cải thiện quá trình tiêu hóa.

BS. Cẩm Tú / Univadis

(theo Boldsky)

Đến năm 2025, 1/5 dân số thế giới mắc bệnh béo phì

Một nghiên cứu mới của Anh đăng trên Tạp chí Lancet đưa ra hồi chuông cảnh báo về tình hình béo phì trên toàn thế giới, khuynh hướng gia tăng trên tất cả các vùng của thế giới. Gần 20% dân số thế giới bị béo phì trong 10 năm tới. Thừa cân và béo phì gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe :đái đường, tăng huyết áp, tim mạch, khớp… Ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các bệnh mãn tính còn làm giảm đáng kể tuổi thọ. Năm 1975 có 105 triệu người béo phì, đến năm 2014 đã có 641 triệu người mắc.

benh-beo-phi

Các nhà nghiên cứu Trường Y tế Công Cộng Imperial College de Londres- Anh đã theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình của gần 19 triệu người trên 18 tuổi (186 quốc gia) từ năm 1975-2014 .

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 10 năm cân nặng tăng thêm 1,5 kg. Chỉ số BMI trung bình ở nam giới tăng từ 21,7 lên 24,2 và ở phụ nữ từ 22,1 lên 24,4. Kết quả cũng cho thấy béo phì ở nam giới tăng gấp 3 lần từ năm 1975 đến năm 2014 ( từ 3,2% tăng lên 10,8 %) và ở phụ nữ tăng gấp đôi ( từ 6,4% tăng lên 14,9%). Điều ngạc nhiên là số người gầy không giảm một cách đáng kể.Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì khoảng 1/5 dân số thế giới béo phì vào năm 2025.. Theo Giáo sư Majid Ezzati- tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biết” Trong vòng 40 năm, thế giới chuyển từ tình trạng số người thiếu cân cao gấp hai lần số người béo phì sang tình trạng người béo phì nhiều hơn người thiếu cân ». Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi « đại dịch » này !!

Bs Ái Thủy

(theo metronews.fr)

Những thực phẩm chứa nhiều natri nên có trong thực đơn

Thiếu natri có thể dẫn đến trào ngược axit, loãng xương, viêm khớp, rối loạn thần kinh, nhiễm trùng do vi khuẩn, mệt mỏi, giảm trí nhớ và thậm chí là sỏi thận. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần ăn những thực phẩm có chứa natri. Chúng sẽ không chỉ làm tăng mùi vị cho món ăn của bạn mà còn giúp cân bằng dinh dưỡng.

Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều natri nên có trong thực đơn:

Rau bina

Một chén rau bina chứa 125mg natri. Vì vậy, trong thực đơn buổi chiều hãy ăn món rau này để hạn chế việc nêm muối. Bạn cũng có thể cho rau bina vào món sa lát thay rau diếp.

Củ cải đường

Một củ cải đường có thể cung cấp 65mg natri. Củ cải đường có thể là sự thay thế thích hợp cho muối. Bạn có thể thêm củ cải đường vào món nước ép rau làm tại nhà hoặc cho vào món sa lát.

Cần tây và cà rốt

Cả hai loại rau này không chỉ mang đến hương vị thơm ngon cho món súp của bạn mà còn giúp tăng cường hấp thu natri. Một khẩu phần cần tây và một củ cà rốt chứa 50mg natri.

Trứng

Một quả trứng có thể chứa tới 150mg natri, chủ yếu là trong lòng đỏ. Tuy nhiên, không nên ăn quá 2 quả trứng một ngày.

Sữa chua

Một cốc sữa chua có thể cung cấp 125mg natri. Bên cạnh đó nó cũng chứa những vi khuẩn tốt cho đường ruột

Sữa bơ

Một cốc sữa bơ cung cấp 200mg natri. Chứa nhiều chất điện giải và nhiều nước, sữa bơ là thứ tốt nhất bạn có thể cung cấp cho cơ thể để chống lại tình trạng mất nước.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Chế độ ăn cho người bị béo phì

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế, cho biết:

Nếu bị béo phì, bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện dưới đây:

- Dùng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ôliu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.

- Nên ăn nhạt, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.

- Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật; hạn chế ăn chất đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt lợn, bò, gà…

- Ngừng hoặc hạn chế uống rượu.

- Cai thuốc lá (nếu đang hút thuốc).

- Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh căng thẳng, xúc động, lo âu.

- Hoạt động thể lực thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần/tuần nhưng không nên gắng sức. Hãy kiên nhẫn và tập luyện thường xuyên.

* Chế độ ăn cho người béo phì:

- Trước mỗi bữa ăn, hãy uống 1 cốc nước, ăn 1 bát canh rau, hoặc ăn 1 đĩa rau luộc… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác.

- Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn trái cây ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt. Khi ăn nên ăn cả quả, vì ăn cả quả sẽ cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.

- Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ; hạn chế ăn óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng.

- Khi chế biến thức ăn, nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán.

- Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối; nên ăn đều đặn, không nên bỏ bữa. Hạn chế ăn liên hoan và ăn tại nhà hàng.

- Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường; hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

Lý do nên uống nước nóng pha nghệ mỗi sáng

Dưới đây là lý do bạn nên uống loại nước này thường xuyên.

1. Phòng ngừa tiểu đường týp 2

Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước nóng hòa với bột nghệ không chỉ phòng tiểu đường týp 2 mà còn giảm các triệu chứng ở người bệnh bằng cách tạo ra những thay đổi hormone.

Ly-do-nen-uong-nuoc-nong-pha-nghe-moi-sang

2. Làm chậm quá trình lão hóa

Loại nước này có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sản sinh những tế bào lành mạnh, từ đó làm chậm đáng kể quá trình lão hóa.

3. Phòng ngừa ung thư

Nước nóng pha nghệ có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vì chúng có khả năng kiềm hóa tế bào trong cơ thể, do vậy ngăn chặn tình trạng nhân lên bất thường của các tế bào.

4. Giảm viêm

Nghệ có thuộc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, do vậy giảm đau khớp, loét, đau họng…

5. Giảm các triệu chứng viêm khớp

Hỗn hợp nước nóng và nghệ cũng giúp giảm các triệu chứng viêm khớp như đau và cứng khớp nhờ nó có thuộc tính chống viêm.

6. Tăng cường sức khỏe não

Nhiều nghiên cứu cho thấy hỗn hợp tự nhiên này giúp cải thiện hoạt động nhận thức và có thể ngăn ngừa một số rối loạn như sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

7. Hỗ trợ tiêu hóa

Hỗn hợp nước và nghệ giúp loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi đường tiêu hóa và cũng kích thích sự sản sinh các vi khuẩn có lợi trong thành dạ dày, từ đó cải thiện tiêu hóa.

BS Tuyết Mai

(theo Boldsky/Univadis)

Mô hình chế biến thực phẩm dinh dưỡng qui mô nhỏ

Dự án này sẽ tập trung vào 3 tỉnh miền núi khó khăn và có tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDDTE) thể thấp còi ở mức rất cao, đó là Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu.

Ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP phát biểu tại hội thảo.

Với mục tiêu chung nhằm giảm mức thiếu an ninh thực phẩm và SDD mạn tính, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ em, thông qua giải quyết tình trạng nghèo đói và thiếu khả năng tiếp cận đến các thức ăn hợp lý ở các tỉnh miền núi. Và để đạt mục tiêu này, các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ sẽ được thiết lập để sản xuất thực phẩm bổ sung có tăng cường vi chất và thu mua nguyên liệu là nông sản địa phương do phụ nữ nông thôn nghèo sản xuất trên địa bàn dự án. Theo đó, dự kiến sẽ có khoảng 15000 trẻ đang ở khu vực bị thiếu dinh dưỡng nhất toàn quốc và khoảng 1500 bà mẹ có con nhỏ được tiếp cận và hưởng lợi từ mô hình của dự án phối hợp giữa VDD và Đại học Ryerson.

Toàn cảnh hội thảo

Thông qua dự án này, các cán bộ nghiên cứu của VDD và Đại học Ryerson sẽ dùng kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu để xây dựng mô hình dựa và bằng chứng nhằm góp phần xây dựng các chính sách về an ninh thực phẩm, trong đó có Chiến lược dinh dưỡng quốc gia, giai đoạn 2011 – 2020.

Trung Tiến

Cách giảm cảm giác thèm ăn

Nếu ép buộc quá mức ngược lại sẽ dẫn đến khả năng ăn quá nhiều. Tốt nhất là nên giảm bớt lượng thức ăn và số lần ăn.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng lại đáp ứng nhu cầu giảm cân và giảm cảm giác thèm ăn bạn cần thực hiện như sau:

+ Ăn chính vào bữa sáng, ăn ít hơn vào buổi trưa và ít nhất vào buổi tối.

+ Ăn giảm các chất có nhiều tinh bột (tạo nên glucose) như gạo, ngô, khoai tây, ngũ cốc... Hạn chế ăn đồ ngọt, hoa quả có vị ngọt, nếu thèm vị ngọt bạn có thể dùng đường nhân tạo không có Glucose để giảm cảm giác thèm.

+ Ăn tăng chất xơ, các chất có nhiều protid, bổ sung sữa không đường để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt sinh ra do giảm cung cấp Glucose, ăn nhiều rau xanh để hạn chế cảm giác đói.

+ Tập thể dục hàng ngày.

+ Không ngủ muộn, nên ngủ đúng giờ.

Hải sản giúp dự phòng suy giảm nhận thức

Hải sản không chỉ là món ăn hấp dẫn với nhiều cách thức chế biến mà còn chứa các chất dinh dưỡng cần cho sức khỏe. Hải sản là một nguồn cung cấp chất đạm, các khoáng chất đặc biệt là acit béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe của con người và cho não bộ.

Công trình của các nhà khoa học thuộc Đại học Rush University Medical Center-Mỹ và Wageningen University-Hà Lan đăng trên Tạp chí chuyên ngành «Neurology » cho thấy việc tiêu thụ hải sản ít nhất 1 tuần 1 lần giúp dự phòng suy giảm nhận thức.Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát 915 tình nguyện viên người Mỹ, độ tuổi trung bình là 81,5 trong vòng 5 năm, những người này không bị suy giảm nhận thức lúc bắt đầu nghiên cứu (suy giảm nhận thức : suy giảm tinh thần, trí nhớ, khả năng định hướng trong không gian, vấn đề về giao tiếp, rối loạn nhận thức trực quan ...).

Hai-san-giup-du-phong-suy-giam-nhan-thuc

Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia phải thường xuyên được kiểm tra các vấn đề nhận thức (trí nhớ, xác định không gian thời gian) và trả lời những câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống của họ.Những người tham gia được chia làm 2 nhóm : nhóm thứ nhất tiêu thụ hải sản ít nhất một tuần một lần và nhóm thứ hai ăn ít hơn một lần một tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những người tình nguyện ăn hải sản (cá tươi, tôm, nghêu, sò…) ít nhất 1 tuần 1 lần thì vấn đề suy giảm nhận thức và đặc biệt là suy giảm trí nhớ chậm hơn những người không thường xuyên ăn hải sản.

Theo Martha Clare Morris-tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biết rằng : chìa khóa của vấn đề chính là Omega-3. Các acid béo đặc biệt rất tốt cho não bộ, và việc dùng hải sản trong thời gian dài lại càng có hiệu quả hơn nữa. Theo Martha Clare Morris thì nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù khả năng nhận thức suy giảm theo tuổi một cách tự nhiên nhưng chúng ta có thể giảm thiểu quá trình này.

Bs Ái Thủy

(theo Top Sante)

Những thực phẩm giúp tăng tiết sữa

Uống đủ nước

Mẹ cần uống nhiều nước để tăng tiết sữa. Hãy để một chai nước bên mình để có thể uống bất cứ khi nào thấy khát.

Uống sữa

Mẹ đang cho con bú nên uống ít nhất 2-3 cốc sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

Rau lá xanh

Rau xanh là lựa chọn tuyệt vời. Các loại rau xanh như rau bina và lá thì là cung cấp axit folic và sắt và tăng cường tiết sữa. Phụ nữ mới sinh ở Ấn Độ thường ăn lá trầu không sau bữa ăn. Lá này chứa nhiều khoáng chất như canxi, carotene, thiamin, riboflavin, niacin, i-ốt, sắt, kali và tăng tiết sữa. Cây húng quế cũng có thể có tác dụng tương tự.

nhung-loai-thuc-pham-tang-tiet-sua

Mẹ bầu cần uống đủ nước để giúp tăng tiết sữa

Các loại hạt

Bạn nên ăn nhiều hạt óc chó, hạnh nhân và hạt điều. Nên tránh các loại hạt chứa muối hoặc cay và tránh lạc vì chúng có thể gây dị ứng trong một số trường hợp.

Các loại hạt như hạt carom, hạt vừng, cỏ cà ri là những thực phẩm tăng tiết sữa. Carom là loại gia vị thơm thúc đẩy phục hồi sớm sau sinh vì nó làm sạch tử cung và cũng hỗ trợ tăng tiết sữa. Thành phần chính của carom là thymol có thuộc tính sát trùng và diệt khuẩn. Hạt thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn có thể rắc một chút hạt vừng lên thức ăn. Chúng chứa protein, axit linoleic và axit oleic và các khoáng chất như mangan, magiê canxi, kẽm và sắt.

Hoa quả và rau

Các loại quả như dưa hấu, mơ, các loại rau như đu đủ xanh và bầu giúp tăng tiết sữa. Cà rốt giàu beta-caroten cũng rất tốt cho người mẹ đang nuôi con bú. Măng tây giàu khoáng chất cũng được khuyến nghị. Ngoài ra gừng, tỏi cũng giúp tăng tiết sữa.

Bột yến mạch

Bột yến mạch cũng là loại thực phẩm giúp tăng tiết sữa

Đậu gà

Đậu gà ngoài tác dụng tăng tiết sữa còn có tác dụng giảm stress. Tâm trạng tốt của mẹ trong thời kỳ cho con bú có lợi cho cả mẹ và bé.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo Boldsky)

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu

Bạn không cần phải có một chế độ ăn uống đặc biệt, nhưng điều quan trọng là ăn nhiều loại thức ăn khác nhau mỗi ngày để có được sự cân bằng dinh dưỡng mà bạn và em bé của bạn cần. Bạn sẽ thấy rằng bạn đói hơn so với bình thường, nhưng bạn không cần phải “ăn cho 2 người” - ngay cả khi bạn đang mang thaiđôi hoặc ba. Bạn cần phải có một bữa sáng đầy đủ bởi vì điều này có thể giúp bạn tránh ăn vặt các loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường. Ăn uống lành mạnh thường có nghĩa là chỉ cần thay đổi các số liệu của các loại thực phẩm khác nhau mà bạn ăn để chế độ ăn uống của bạn khác nhau hơn là bạn cắt tất cả các mục ưa thích của bạn. Hơn nữa, bạn cần phải cẩn thận với chế độ ăn của bạn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ - bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một cách chi tiết.

me-bau-can-che-do-an-day-du-dinh-duong-de-be-phat-trien-khoe-manh

Mẹ bầu cần chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh sau này

Trái cây và rau quả

Ăn nhiều trái cây và rau quả vì chúng cung cấp các vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ giúp tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Ăn ít nhất 5 loại trái cây và rau mỗi ngày - chúng có thể là tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc nước ép. Hãy nhớ luôn luôn rửa chúng một cách cẩn thận trước khi dùng.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)

Các loại thực phẩm giàu tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng. Chúng bao gồm cơm, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, các loại mì, khoai lang, ngô, kê, yến mạch… Những thực phẩm này nên là một phần chính của mỗi bữa ăn. Chọn các loại bột nguyên hạt thay vì xử lý kỹ hoặc khoai tây còn vỏ khi bạn có thể vì chúng có chứa nhiều chất xơ hơn.

Protein

Bạn cần phải ăn một số loại thực phẩm protein mỗi ngày. Nguồn protein bao gồm: thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, hạt đậu… Chọn thịt nạc, bỏ da gà, vịt và cố gắng không thêm chất béo hoặc dầu khi nấu. Hãy chắc chắn rằng trứng, thịt gia cầm, xúc xích và các thịt khác như thịt cừu, thịt bò và thịt lợn được nấu chín. Cố gắng ăn 2 bữa cá hoặc hơn mỗi tuần, một trong số đó nên là loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi hoặc cá thu.

Sữa và chế phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua rất quan trọng trong thời kỳ mang thai vì chúng có chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác mà thai nhi cần. Chọn loại có chất béo thấp nhất có thể, chẳng hạn như bánh tách kem hoặc sữa tách kem, sữa chua ít chất béo với lượng đường thấp và pho mát cứng ít béo. Mục tiêu cho 2-3 phần mỗi ngày.

Các loại thực phẩm nên hạn chế

Chất béo và đường bao gồm: tất cả các chất béo như bơ, dầu, salad, kem, chocolate, khoai tây chiên giòn, bánh quy, bánh ngọt, bánh tráng miệng, đồ uống có ga…Bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ trong những thực phẩm này. Thức ăn ngọt và đồ uống thường chứa lượng calo cao có thể góp phần vào việc tăng cân. Thức ăn ngọt và đồ uống cũng có thể gây sâu răng.

Chất béo có chứa rất nhiều calo, vì vậy, ăn quá nhiều thức ăn béo hoặc ăn chúng quá thường xuyên có thể làm cho bạn tăng cân. Có chất béo bão hoà quá nhiều có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Hãy cố gắng cắt giảm chất béo bão hòa và có một lượng nhỏ thức ăn giàu chất béo không bão hòa thay thế.

Đồ ăn nhẹ lành mạnh

Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, cố gắng không ăn đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo và/hoặc đường như kẹo, bánh quy, khoai tây chiên giòn hay sôcôla. Thay vào đó, chọn một cái gì đó lành mạnh hơn, chẳng hạn như: bánh mì, uống sữa hoặc trái cây tươi.

BS. Trần Tất Đạt

Ăn nhiều chất béo về đêm dễ bị viêm mạn tính

Các tế bào trong cơ thể hoạt động theo đồng hồ sinh học riêng, chúng sẽ điều chỉnh thời gian hoạt động của các tế bào, giúp tế bào hoạt động nhịp nhàng từ đó kiểm soát các phản ứng viêm xuất hiện trong cơ thể.

Theo TS. David Earnest, chất béo bão hòa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm cho đồng hồ sinh học của tế bào miễn dịch bị chậm lại, làm giảm khả năng kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu chất béo có thể dẫn đến viêm mạn tính và nguy cơ cao của nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Theo các nhà khoa học, khả năng viêm nhiễm mãn tính phụ thuộc vào chất béo bão hòa mà cơ thể chúng ta ăn. Ngoài ra, thời điểm ăn cũng góp phần vào việc hấp thu chúng. Theo đó, thời gian tốt nhất để ăn một bữa ăn nhiều chất béo là vào buổi sáng sớm và ngược lại, ăn chúng vào ban đêm có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho cơ thể.

B. Lăng

4 Dấu hiệu cảnh báo khi uống nhiều cà phê

Phần lớn mọi người đều cần đến thức uống có tác dụng “kích thích thần kinh” để có thể vượt qua những giờ làm việc căng thẳng. Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức lại có hại. Theo một khuyến cáo thì không nên uống nhiều quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày. Nhức đầu, tiêu chảy, bồn chồn, lo lắng… đó là những dấu hiệu cho thấy lượng cà phê đã dư thừa trong cơ thể.

4-dau-hieu-canh-bao-khi-uong-nhieu-ca-phe

Theo Viện Sức Khỏe Y tế Pháp khuyến cáo không nên uống quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày hoặc quá 400 mg caféine. Sau đây là những dấu hiệu cần cảnh báo.

Run tay, đánh trống ngực, lo lắng

Cà phê có thể làm bạn tỉnh táo hơn tuy nhiên không tốt cho cơ thể khi uống quá nhiều. Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn và làm tăng nhịp tim. Vì vậy cần nghỉ ngơi và giảm lượng uống vào những ngày sau.

Đau bụng, tiêu chảy

Đôi lúc bạn có thể đổ lỗi dấu hiệu đau bụng này do bữa ăn tối hôm trước hay do đau bụng kinh nhưng phải xem chừng có thể do quá liều cà phê nhé. Nếu uống nhiều hơn 2-3 cốc mỗi ngày thì có tác dụng “tẩy” khiến bạn đau bụng và đi tiêu chảy.

Mất ngủ

Bạn có thể khó ngủ hoặc tỉnh giấc vào giữa đêm đây là những tác dụng không mong muốn của caffeine. Tuy nhiên điều này không giống nhau ở tất cả mọi người tùy thuộc vào thời gian uống trong ngày, một số người có thể uống cà phê vào buổi tối nhưng ngược lại một số người không thể ngủ được vào buổi tối nếu buổi chiều “nhâm nhi cốc cà phê”. Ngay cả khi bạn không phải là người nhạy cảm với caféine nhưng cần nhớ rằng chất này vẫn còn ở trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ.

Đau đầu

Uống cà phê lượng vừa phải giúp giảm chứng đau nửa đầu (migraine), đau đầu … nhưng khi vượt quá 400-500 mg caféine mỗi ngày có thể gây mệt mỏi và nhức đầu. Có thể thay cà phê bằng những loại thức uống khác như nước trà, nước uống tăng lực tuy nhiên cũng không nên lạm dụng!

Bs Ái Thủy

(Theo Sante Magazine )

Tại sao ăn nhiều mà vẫn không tăng cân?

Người muốn tăng cân, hàng ngày cần được cung cấp một lượng năng lượng lớn hơn người bình thường.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Chuyên khoa Nhi - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, cho biết:

Trường hợp bạn bị gầy có nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên nhân thường gặp là:

1. Hệ tiêu hóa kém hấp thu: Hệ tiêu hóa yếu là nguyên nhân sâu xa và khiến cho cơ thể chúng ta không tăng cân, có thể do các lợi khuẩn đường ruột hoạt động không tốt hoặc một số các bệnh mà đường tiêu hoá đang gặp phải. Những người bệnh ở đường tiêu hóa còn thường gây đau bụng, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày,… những bệnh này khiến cơ thể kém hấp thu, nên không thể sản sinh năng lượng tích trữ dù ăn rất nhiều.

2. Bổ sung dinh dưỡng chưa cân đối: Nhiều người gầy có quan niệm sai lầm như: ăn thật nhiều chất béo (mỡ động vật, bơ,..), tinh bột, đường hoặc luôn cố gắng ăn thật nhiều những món mình thích, mà quên bổ sung các thực phẩm khác và loại rau, củ quả có giá trị dinh dưỡng cao dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, hoặc cơ thể bị thiếu hụt một vi chất nào đó dễ dẫn đến thể trạng mệt mỏi, chán ăn lâu dần có thể biến chứng thành nhiều bệnh.

3. Stress liên tục: Điều kiện sống khó khăn, bệnh tật, làm việc căng thẳng, mâu thuẫn trong gia đình, bất hòa với đồng nghiệp, với hàng xóm,... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress. Biểu hiện thường thấy ở người bị stress là trạng thái cảm xúc không ổn định, hay lo âu, căng thẳng, khó thở, mệt mỏi... Và đặc biệt là hay thu mình một góc, không muốn quan tâm gần gũi với người khác, là nguyên nhân khiến bạn khó tăng cân và sức khỏe xuống cấp trầm trọng.

Giải pháp khắc phục: Sau khi đã xác định được cơ thể bạn đang trong tình trạng nào thì việc khắc phục cân nặng sẽ đơn giản và hiệu quả. Nhưng giải pháp chung cho các tình trạng trên cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:

Đa dạng thực đơn: Người muốn tăng cân, hàng ngày cần được cung cấp một lượng năng lượng lớn hơn người bình thường và tổng thể tất cả các chất dinh dưỡng: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hoá. Để đảm bảo cho chế độ dinh dưỡng này, người gầy nên ăn rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn từ thịt, cá, sữa, rau xanh, hoa quả….

Ăn uống khoa học: Nhiều người không coi trọng giờ giấc ăn uống, hoặc ăn uống với khẩu phần không khoa học, không những khó tăng cân mà còn dẫn đến tình trạng dối loạn tiêu hóa. Bạn nên bỏ sở thích `thích gì ăn nấy` để tránh việc mất cân bằng dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng

(Chuyên khoa Nhi - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng)